Những lưu ý trong quá trình đánh bóng khuôn
Quá trình đánh bóng khuôn có rất nhiều điểm cần lưu ý để đảm bảo bề mặt khuôn mẫu đạt tiêu chuẩn. Đây là công đoạn quan trọng trong cả chu trình sản xuất khuôn nhựa. Bài viết mang đến cho bạn những điểm cần lưu ý khi mài và đánh bóng với các nguyên liệu khác nhau. Đừng để những vấn đề làm ảnh hưởng đến chất lượng khuôn của bạn, khám phá ngay cùng chúng tôi!
1. Các vật tư dùng trong đánh bóng khuôn ép nhựa và độ grit khuyến nghị
Quá trình đánh bóng khuôn ép nhựa gồm các giai đoạn khác nhau (mài thô, mài tinh, đánh bóng) và mỗi giai đoạn lại sử dụng vật liệu khác nhau, cũng như dụng cụ đánh bóng khuôn chuyên biệt. Tuy nhiên, có 1 số vật tư được dùng rất phổ biến.
-
Về dụng cụ đánh bóng khuôn: Dũa kim cương; các loại đá mài như đá mài thanh, đá mài dầu ( #120, #220, #400, #600,...); đầu mài đánh bóng bằng nỉ và gỗ (dạng bánh tròn, dạng trụ vuông, đầu tròn); chổi đánh bóng khuôn, gỗ đánh bóng khuôn; giấy nhám (#150, #180, #320, #400, #600, #800, #1000, #1200, #1500)
-
Về nguyên liệu đánh bóng: bột kim cương (1μm, 3μm, 9μm, 15μm); kem đánh bóng khuôn; dung dịch hỗ trợ trong quá trình đánh bóng
-
Máy móc hỗ trợ đánh bóng khuôn: Máy đánh bóng rung cầm tay, máy chà nhám,...
>> Xem thêm bài viết: Dụng cụ đánh bóng khuôn mẫu - Vật tư phụ trợ trong gia công khuôn mẫu
2. Những lưu ý khi đánh bóng khuôn bằng giấy nhám và đá mài dầu
-
Dùng thanh nứa hoặc thanh tre cho các bề mặt hình tròn hoặc hình cầu vì chúng là các thanh đánh bóng có độ đàn hồi. Các bề mặt phẳng thì phù hợp với các thanh đánh cứng như gỗ.
-
Các dụng cụ mài không phù hợp với bề mặt khuôn có thể gây biến dạng phôi khi mài và gây vết xước sâu do tác động của dụng cụ mài. Chẳng hạn như khi mài bề mặt cầu lõm, nếu sử dụng dụng cụ mài có góc cạnh nhọn có tạo ra vết xước sâu. Chính vì vậy mà dụng cụ mài phải có hình dạng phù hợp và tương đồng với bề mặt khuôn.
-
Để phân biệt các đường đánh bóng từ công đoạn mài trước đó, thì sau khi thay đổi công mài hoặc loại giấy nhám, nên thay đổi hướng đánh bóng từ 45 - 90 độ
-
Bề mặt đánh bóng cần được lau chùi kỹ bằng dung dịch tẩy rửa như giấy 100% cotton thấm cồn trước khi chuyển từ loại giấy nhám này sang loại khác. Một hạt sạn hoặc bất kì 1 bụi bẩn nào còn sót lại trên bề mặt khuôn có thể làm hỏng cả quá trình đánh bóng khuôn nhựa.
-
Khi chuyển từ đánh bóng bằng giấy nhám sang đánh bóng kim cương cần chú ý quá trình làm sạch. Tất cả các hạt sạn và dầu hỏa phải được làm sạch hoàn toàn trước khi tiếp tục đánh bóng.
-
Cần lưu ý đặc biệt khi sử dụng giấy nhám #1200 và #1500 để tránh làm trầy xước bề mặt phôi. Nên áp dụng lực nhẹ và đánh bóng bề mặt theo phương pháp đánh bóng 2 bước. Nên thực hiện đánh bóng 2 lần theo 2 hướng khác nhau khi đánh bóng với các loại giấy nhám, cần chuyển hướng ngược lại 45-90 độ mỗi lần thay 1 loại giấy nhám
Đánh bóng khuôn ép nhựa bằng giấy nhám và đá mài dầu không đòi hỏi kỹ thuật đánh bóng cao siêu hay phức tạp. Quan trọng là người thao tác cần tỉ mỉ và cẩn thận trong từng công đoạn.
3. Những lưu ý khi mài và đánh bóng kim cương
Đánh bóng kim cương tức là sử dụng bột kim cương cho bước cuối cùng trong quá trình đánh bóng khuôn nhựa.
-
Sử dụng bột mài mịn và đánh bóng phải được thực hiện với áp lực nhẹ nhất có thể. Đặc biệt là đánh bóng các bộ phận bằng thép đã được tôi cứng trước.
-
Khi sử dụng bột kim cương dạng sệt #80000 để đánh bóng, việc duy trì độ chính xác khá khó khăn khi tải trọng thông thường dao động từ 100 đến 200 g/cm2. Nên sử dụng dụng cụ mài với cầm tay nhỏ, mảnh để áp lực mài không quá cao nhằm kiểm soát dễ dàng hơn.
-
Thợ mài cần chú ý làm sạch tay cẩn thận, dù bề mặt khuôn đã được làm sạch nhưng tay thợ mài còn dính bụi hay các hạt sạn. Chúng rơi xuống trong quá trình đánh bóng kim cương thì sẽ hỏng cả bề mặt khuôn
-
Bề mặt đánh bóng thể xuất hiện hiện tượng “sần vỏ cam” và “rỗ” do quá trình đánh bóng kéo dài lâu. Thời gian càng ngắn, hiệu quả càng tốt.
-
Cuối cùng là kết thúc quá trình đánh bóng khuôn ép nhựa, cần đảm bảo bề mặt khuôn được làm sạc và loại bỏ các chất mài mòn và chất bôi trơn trên bề mặt. Tốt hơn nữa, có thể sơn 1 lớp sơn chống gỉ lên bề mặt để bảo vệ.
4. Chú ý những điểm sau khi đánh bóng khuôn ép nhựa
-
So với các ngành công nghiệp khác, đánh bóng khuôn nhựa có sự khác biệt đáng kể. Đánh bóng khuôn nhựa yêu cầu đạt độ hoàn thiện như một bề mặt gương. Nó yêu cầu các tiêu chuẩn cao về độ phẳng, độ mịn và độ chính xác hình học.
-
Tiêu chuẩn đánh bóng gương được chia thành bốn cấp độ:
- A0=Ra0.008μm
- A1=Ra0.016μm
- A2=Ra0.032μm
- A3=Ra0.063μm
-
Có 2 loại phương pháp khó kiểm soát độ chính xác hình học là phương pháp đánh bóng điện phân và đánh bóng dòng chất lỏng. Các phương pháp như đánh bóng hóa học, đánh bóng siêu âm và đánh bóng từ tính không đáp ứng được yêu cầu về chất lượng bề mặt. Do đó, đánh bóng cơ học là phương pháp được áp dụng cho việc đánh bóng gương.
5. Một số vấn đề đánh bóng khuôn ép nhựa và gợi ý cách xử lý
5.1. Đánh bóng khuôn quá mức
Đánh bóng khuôn quá mức là vấn đề thường xuyên xảy ra nhất trong quá trình đánh bóng khuôn nhựa do thời gian hoặc lực đánh bóng khuôn vượt quá mức cần thiết. Chính vì tác nhân này mà bề mặt khuôn có thể trở nên sần sùi và rỗ, làm giảm chất lượng bề mặt.
Sần vỏ cam là do bề mặt khuôn quá nóng và là kết quả của việc đánh bóng khuôn quá mức. Thông thường các loại thép cứng có thể chịu áp lực đánh bóng cao hơn và thép mềm thì dễ bị đánh bóng quá mức hơn.
Gợi ý cách xử lý khi bề mặt khuôn có hiện tượng “sần vỏ cam”:
-
Làm sạch bề mặt lỗi bằng cách dùng hạt mài có kích thước lớn hơn hạt mài trước. Sau đó mài lại với lực nhẹ và chú ý đều tay.
-
Giảm nhiệt độ căng ở nhiệt độ thấp hơn 25 độ C so với nhiệt độ tôi thép, sau đó mài với hạt mài mịn nhất trước khi đánh bóng đến khi đạt kết quả mong muốn. Cuối cùng đánh bóng với lực nhẹ tay hơn.
5.2. Hiện tượng rỗ bề mặt
Hiện tượng rỗ bề mặt có thể xuất hiện ngoài ý muốn do các thao tác trong quá trình đánh bóng khuôn không tỉ mỉ. Tuy nhiên hiện tượng này vẫn có thể xử lý được, bằng cách:
-
Cẩn thận mài lại bề mặt. Tương tự như xử lý tình trạng “sần vỏ cam”, sử dụng hạt mài có kích thước lớn hơn hạt mài trước và sử dụng đá mài dầu mềm và sắc nét cho bước mài cuối cùng khi đánh bóng khuôn nhựa lại.
-
Chú ý không dùng vật dụng đánh bóng mềm khi kích thước sạn nhỏ hơn 1 mm
-
Dùng lực đánh bóng tối thiểu và thời gian đánh bóng nhanh nhất có thể
5.3. Hiện tượng xước bề mặt
Vết xước xuất hiện có thể là do đánh bóng khuôn với kích thước hạt không như mong muốn. Hiện nay trên thị trường phân phối bột đánh bóng kém chất lượng, giá rẻ và bột có chứa nhiều tạp chất, ngay cả môi trường đánh bóng không đảm bảo không sạch sẽ cũng trở thành nguyên nhân gây ảnh hưởng.
Để khắc phục tình trạng này, có thể thực hiện các biện pháp sau:
-
Chọn mua bột kim cương chất lượng, uy tín từ các thương hiệu có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. AMS là đơn vị cung cấp các giải pháp kỹ thuật tiên tiến cho các nhà sản xuất, đặc biệt AMS hiện nay phân phối các vật tư dành cho các đơn vị sản xuất khuôn trong mọi lĩnh vực, các thương hiệu (Kemet, Hyperion,...) mà AMS phân phối chính hãng, uy tín, nguồn gốc xuất xứ rõ ràng với chi phí vô cùng tối ưu. AMS sẽ là lựa chọn tuyệt vời trong việc cung cấp mọi vật tư theo nhu cầu trong ngành đánh bóng khuôn nhựa, khuôn mẫu.
-
Loại bỏ các vết xước nhỏ bằng cách sử dụng các hạt mài nhỏ. Kích thước hạt có thể giảm xuống 1μm hoặc 0.5μm.
-
Lưu ý thực hiện quá trình đánh bóng trong môi trường phòng sạch
>> Xem thêm: Khám phá quy trình đánh bóng khuôn tiêu chuẩn
6. Kết luận
Đánh bóng khuôn ép nhựa đòi hỏi mức độ chính xác cao và rất quan trọng. AMS hy vọng bài viết mang đến cho Quý đơn vị các thông tin hữu ích về những lưu ý trong quá trình đánh bóng khuôn nhựa và các biện pháp khắc phục bề mặt khuôn. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật sản phẩm, tin tức mới nhất trong ngành đánh bóng, liên hệ AMS để được tư vấn miễn phí về nhu cầu đánh bóng ngay hôm nay!
Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật A.M.S243/9/10D Tô Hiến Thành, phường 13, quận 10
Hot line: 028.3868 3738/3903 - Fax: 028.3868 3797