Thị trường khuôn mẫu Việt Nam: Cơ hội và thách thức

Social AMS

Posted by Social AMS on 19th March, 2025

Thị trường khuôn mẫu Việt đang có những chuyển biến rõ rệt trong thời gian qua, khi kỹ thuật khuôn mẫu được xem là nền tảng của ngành công nghiệp sản xuất. Các lĩnh vực ô tô, thiết bị gia dụng, linh kiện điện tử,... với mức độ tăng trưởng nhanh chóng đang đặt ra những tiêu chuẩn ngày càng khắt khe hơn đối với lĩnh vực sản xuất khuôn mẫu. Hãy cùng AMS khám phá chi tiết nội dung bài viết bên dưới để có góc nhìn tổng quan nhất về thị trường cùng với các giải pháp mà chúng tôi đang cung cấp cho các nhà sản xuất khuôn mẫu Việt Nam.

Thị trường khuôn mẫu Việt Nam: Cơ hội và thách thức

1. Tổng quan về thị trường khuôn mẫu Việt Nam

Trong một bài báo cáo công nghệ và phân tích thị trường ép phun 2024 - 2029 của đơn vị chuyên nghiên cứu thị trường Research and Markets đã thống kê rằng "Thị trường ép phun nhựa toàn cầu được định giá ở mức 191 tỷ đô la vào năm 2023. Thị trường này ước tính sẽ tăng trưởng từ 192,7 tỷ đô la vào năm 2024 lên 235,7 tỷ đô la vào cuối năm 2029, với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) là 4,1% từ năm 2024 đến năm 2029. Ngành công nghiệp ép phun nhựa toàn cầu đã trở thành một yếu tố thiết yếu trong sản xuất hiện đại và tìm thấy nhiều ứng dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau…".

Không nằm ngoài xu hướng trên, Việt Nam với vị thế là một quốc gia đang phát triển, đang không ngừng nỗ lực để góp mặt vào các ngành công nghiệp có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ. Trong đó, kỹ thuật khuôn mẫu được chú trọng và tạo điều kiện phát triển, tạo cơ sở thúc đẩy các ngành công nghiệp sản xuất khác như nhựa gia dụng, thiết bị điện tử, ô tô, xe máy,... Theo Bộ Công Thương, giá trị của ngành công nghiệp khuôn mẫu, cơ khí chính xác tại Việt Nam hiện đạt khoảng trên 1 tỷ USD/năm. Với tỷ lệ tăng trưởng 18%/năm, ngành này đang thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước.

Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam chỉ làm 8,5% khuôn ép, còn lại là khuôn dập. Về năng lực, các doanh nghiệp nội địa đã sản xuất những sản phẩm cấp 3 và 4 trong 5 cấp độ năng lực công nghệ, những sản phẩm trong nhóm cấp 1 và 2 vẫn phải nhập khẩu từ các tập đoàn lớn trên thế giới.

Theo ý kiến tổng hợp từ các chuyên gia và kết quả làm việc với các doanh nghiệp khuôn mẫu điển hình, hiện trạng về công nghệ, thiết bị trong ngành sản xuất khuôn mẫu của Việt Nam bằng khoảng 50% - 70% so với hiện trạng chung của thế giới và tương đương với một số nước trong khu vực như Philippines, Indonesia. Tuy nhiên, năng lực làm chủ và sử dụng công nghệ chưa theo kịp được với trang thiết bị công nghệ hiện có.

>> Có thể bạn quan tâm: Cập nhật mới nhất về thị trường nền công nghiệp cơ khí chính xác Việt Nam

2. Ưu thế phát triển ngành khuôn mẫu Việt Nam

Ưu thế phát triển ngành khuôn mẫu Việt Nam

Nhu cầu về khuôn mẫu cho sản xuất nhựa, cơ khí, chi tiết máy, linh kiện… để nâng cao chất lượng sản phẩm là rất lớn, giúp doanh nghiệp nội địa tăng năng lực tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu. Từ những cơ sở nhỏ lẻ, Việt Nam đã trở thành một điểm đến hấp dẫn cho các nhà sản xuất toàn cầu nhờ vào chi phí cạnh tranh, lực lượng lao động dồi dào và trình độ kỹ thuật ngày càng cao.

Với mục tiêu gia tăng tỷ lệ nội địa hóa ngành sản xuất khuôn mẫu cùng với 1 số ngành công nghiệp sản xuất trọng điểm. Nhà nước hiện nay đã ban hành một số chính sách, gọi tắt là “Chính sách hỗ trợ từ chính phủ” bao gồm giảm thuế, hỗ trợ tài chính, và các chương trình đào tạo nâng cao tay nghề cho lực lượng lao động. Đây là những yếu tố quan trọng giúp ngành công nghiệp này phát triển bền vững.

3. Thách thức mà ngành khuôn mẫu Việt Nam phải đối mặt

Mặc dù thị trường khuôn mẫu Việt Nam có nhiều tiềm năng và điểm sáng để tiếp tục tăng trưởng phát triển trong thời gian tới nhưng cũng còn tồn đọng nhiều khó khăn và thách thức. Một số vấn đề xoay quanh trình độ nhân sự, công nghệ sản xuất và khả năng mở rộng.

3.1 Thách thức về nguồn nhân lực chất lượng cao

Theo một khảo sát do Samsung Việt Nam và Bộ Công Thương thực hiện, trong hơn 120 chuyên gia làm trong ngành khuôn được hỏi, có tới 50% được đánh giá chỉ đạt trình độ sơ cấp; 39% đạt trình độ trung cấp; chỉ 11% đạt trình độ chuyên gia. Đáng chú ý, không người nào được hỏi đạt đến trình độ chuyên nghiệp. Điều này cho thấy thực trạng đáng lo ngại của nhân lực ngành khuôn tại Việt Nam hiện nay khi còn thiếu sót lớn về cả lượng và chất.

3.2 Thách thức từ thị trường đầy cạnh tranh

Năm 2002, Đài Loan đã xuất khẩu khuôn mẫu đi các nước: Trung Quốc, Mỹ, Inđônesia, Thái Lan, Việt Nam… với tổng trị giá 18.311.271.000 đài tệ, tương đương 48.726 tấn khuôn mẫu. Khuôn mẫu của Đài Loan được đánh giá đạt tiêu chuẩn quốc tế nhưng giá thành chỉ bằng 50% giá nhập ngoại, do đã luôn ứng dụng cập nhật những CN mới (CN vật liệu mới, CN tự động hoá, CNTT) vào quá trình sản xuất.

Với thói quen tiêu thụ hàng hóa và mục tiêu tối ưu chi phí trong bối cảnh nguyên vật liệu gia tăng, Việt Nam gặp nhiều thách thức trong thị trường khuôn mẫu cạnh tranh ngày càng gia tăng.

3.3 Thách thức về yêu cầu công nghệ cao

Tại Việt Nam, do hạn chế về năng lực thiết kế và chế tạo, các doanh nghiệp hiện mới chỉ đáp ứng được một phần sản xuất khuôn mẫu phục vụ cho chế tạo các sản phẩm cơ khí tiêu dùng và một phần cho các công ty liên doanh nước ngoài. Với những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao (máy giặt, tủ lạnh, điều hoà, ô tô, xe máy…) hầu hết phải nhập bán thành phẩm hoặc nhập khuôn từ nước ngoài vào sản xuất.

Trang thiết bị ở hầu hết các cơ sở thuộc trình độ công nghệ thấp; hoặc có nơi đã đầu tư trang thiết bị công nghệ cao, nhưng sự đầu tư lại trùng lặp do chưa có sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trong sản xuất. Bên cạnh đó, nguồn nhân lực thiết kế, chế tạo và chuyển giao công nghệ cũng bị phân tán.

4. Triển vọng của ngành khuôn mẫu Việt Nam

Theo ông Cao Tiến Trung - Phó giám đốc công ty TNHH HTMP cho hay “Trong ngành công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam hiện tại nói chung và ngành khuôn mẫu của Việt Nam nói riêng, đến hiện tại hơn 10 năm nay khá đông các doanh nghiệp của Việt Nam đã tham gia vào lĩnh vực này. Tuy nhiên thì đến bây giờ, ngành của mình vẫn nằm trong giai đoạn sơ khai và sự chuẩn bị cũng như tiềm năng để phát triển về sau còn nhiều.”

Theo Bộ Công Thương, thời gian tới, việc đẩy mạnh hợp tác đào tạo nguồn nhân lực và tư vấn cải tiến sẽ tiếp tục là một trong những trọng tâm của Bộ, góp phần nâng cao năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đáp ứng yêu cầu của các khách hàng trong và ngoài nước. Đồng thời, Bộ Công Thương cũng sẽ tiếp tục hoàn thiện chính sách thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ nói chung và lĩnh vực khuôn mẫu nói riêng; có các chương trình, cơ chế ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại trong sản xuất khuôn mẫu để tạo nền tảng vững chắc cho các ngành công nghiệp sản xuất trong nước và xuất khẩu.

5. Vai trò và đóng góp của các giải pháp kỹ thuật cho sự phát triển cho thị trường khuôn mẫu Việt Nam

Ngành công nghiệp khuôn mẫu Việt Nam đang trên đà phát triển mạnh mẽ, phục vụ nhiều lĩnh vực quan trọng như ô tô, điện tử, y tế và hàng tiêu dùng. Tuy nhiên, để nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh với các thị trường quốc tế, các doanh nghiệp trong ngành không chỉ cần đầu tư vào máy móc hiện đại mà còn phải áp dụng những giải pháp kỹ thuật tiên tiến.

5.1 Giải pháp kỹ thuật – Yếu tố quyết định chất lượng khuôn mẫu

Trong quá trình chế tạo khuôn mẫu, độ chính xác và chất lượng bề mặt là yếu tố quan trọng hàng đầu. Các giải pháp đánh bóng khuôn, gia công chính xác và đo lường tiên tiến giúp đảm bảo khuôn đạt tiêu chuẩn cao, giảm thiểu lỗi sản xuất và kéo dài tuổi thọ khuôn. Đồng thời, việc ứng dụng các vật liệu cắt gọt chất lượng cao cũng giúp cải thiện hiệu suất gia công, tối ưu chi phí sản xuất.

Bên cạnh đó, xu hướng tự động hóa và số hóa trong ngành khuôn mẫu đang mở ra nhiều cơ hội mới. Các giải pháp đo lường chính xác bằng cảm biến, phần mềm phân tích dữ liệu và hệ thống giám sát quá trình gia công giúp doanh nghiệp tối ưu quy trình sản xuất, nâng cao năng suất và kiểm soát chất lượng chặt chẽ hơn.

>> Xem thêm: Giải pháp từ AMS

5.2 AMS – Đối tác cung cấp giải pháp toàn diện cho ngành khuôn mẫu

AMS – Đối tác cung cấp giải pháp toàn diện cho ngành khuôn mẫu

Là đơn vị cung cấp các giải pháp cơ khí chính xác, AMS đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp khuôn mẫu tại Việt Nam nâng cao năng lực sản xuất. Chúng tôi không chỉ cung cấp các sản phẩm chất lượng cao từ các thương hiệu hàng đầu như Norton, Kemet, Hyperion, Sandvik Coromant, Heidenhain mà còn mang đến dịch vụ tư vấn kỹ thuật chuyên sâu, giúp doanh nghiệp lựa chọn và ứng dụng hiệu quả các công cụ, vật liệu phù hợp với từng giai đoạn sản xuất.

Các sản phẩm và giải pháp mà AMS cung cấp giúp tối ưu hóa quy trình gia công khuôn mẫu, cải thiện độ chính xác, rút ngắn thời gian sản xuất và đảm bảo chất lượng sản phẩm đầu ra. Nhờ đó, các doanh nghiệp khuôn mẫu Việt Nam có thể nâng cao năng suất, giảm chi phí vận hành và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

6. Kết luận

amsvn.com cam kết đồng hành cùng các doanh nghiệp khuôn mẫu, không chỉ cung cấp sản phẩm mà còn mang đến những giải pháp tối ưu để giúp khách hàng nâng cao hiệu quả sản xuất. Trong bối cảnh ngành công nghiệp khuôn mẫu ngày càng cạnh tranh, việc ứng dụng các công nghệ và giải pháp kỹ thuật tiên tiến sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam vươn lên mạnh mẽ. Liên hệ AMS để nhận tư vấn các giải pháp phù hợp với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp của bạn!

AMS tổng hợp

Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Kỹ thuật A.M.S
243/9/10D Tô Hiến Thành, phường 13, quận 10
Hot line: 028.3868 3738/3903 - Fax: 028.3868 3797